Gần 6 tháng nay, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ liên tiếp xuất hiện ở chuỗi đảo thứ nhất, công tác bố trí binh lực tại Thái Bình Dương tăng lên rõ rệt. Hơn 50% tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ đang ráo riết hoạt động tại vùng biển gần Trung Quốc, sẵn sàng khai chiến khi cần.
Ảnh minh họa
Một số chuyên gia quân sự của Trung Quốc cho biết, tần suất hoạt động của tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc, là sự đe dọa lớn đối với Trung Quốc. Do đó, lực lượng tàu ngầm thông thường của hải quân Trung Quốc cũng cần áp dụng các biện pháp theo dõi, giám sát và chống tiếp cận.
Tàu ngầm hạt nhân Charlotte của Mỹ xuất hiện tại thành phố Yokosuka của Nhật Bản ngày 23/12/2015
Theo nguồn tin, ngày 5/1/2016, tàu ngầm hạt nhân tấn công Texas thuộc lớp Virginia hiện đại nhất của Mỹ có mặt tại vịnh Subic của Philippines. 6 tháng trước đó, liên tiếp xuất hiện thông tin tàu ngầm hạt nhân của Mỹ ra vào ở chuỗi đảo thứ nhất, như ngày 23/6/2015, tàu ngầm hạt nhân SSGN-727 của Mỹ có mặt ở Busan (Hàn Quốc), ngày 15/7/2015, tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles mang ký hiệuHouston của Mỹ có mặt tại Singapore; ngày 27/7/2015, tàu ngầm Jacksonville thuộc lớp Los Angeles cũng xuất hiện ở Singgapore; ngày 4/11/2015 tàu ngầm hạt nhân tấn công Key West SSN-722 có mặt tại vịnh Subic.
Ngày 5/11/2015, tàu ngầm hạt nhân tấn công North Carolina thuộc lớp Virginia của Mỹ có mặt tại thành phố Yokosuka của Nhật Bản; ngày 23/12/2015, tàu ngầm hạt nhân tấn công mang ký hiệu Charlotte của Mỹ xuất hiện tại thành phố Yokosuka. Hiện tại, số lượng tàu ngầm hạt nhân mà Mỹ bố trí tại Thái Bình Dương đã chiếm một nửa trong tổng số tàu ngầm của quân đội nước này.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Mỹ
Theo nguồn tin, quân đội Mỹ đã bổ sung tên lửa hành trình tấn công mặt đất – hạt nhân Tomahawk. Tomahawk nổi tiếng với khả năng tiêu diệt quân địch ở cự ly hàng nghìn dặm. Đây là một loại vũ khí tấn công thọc sâu từ vòng ngoài hỏa lực phòng thủ của địch do Mỹ phát triển, với tầm bắn hiệu quả lên đến 2.500 km, có thể phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, chiến hạm mặt nước hoặc tàu ngầm hạt nhân.
Ngoài khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất ra, tên lửa hành trình Tomahawk có thể tấn công cả tàu chiến, là tên lửa “phóng ngoài vùng phòng không”có uy lực nhất của quân đội Mỹ. Trong các hoạt động quân sự của Mỹ, tấn công chính xác mục tiêu quan trọng ở cự ly hàng nghìn dặm chính là “vai diễn” sở trường của Tomahawk.
Tomahawk cũng nổi tiếng là một sát thủ vô hình. Toàn thân tên lửa được bao phủ bởi một lớp hấp thụ sóng radar, có tính năng như một chiếc áo tàng hình. Tiết diện phản xạ sóng radar của nó tương đối nhỏ, chỉ bằng 0,1% diện tích phản xạ hữu hiệu radar của máy bay ném bom B-52H, nên trở thành “vô hình” trước các radar tìm kiếm của đối phương.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất – hạt nhân Tomahawk nổi tiếng với khả năng tiêu diệt quân địch ở cự ly hàng nghìn dặm.
Hơn nữa, động cơ của Tomahawk cho phép tên lửa này có khả năng kiểm soát luồng khí phụt để có thể tự điều chỉnh độ cao và tốc độ khi bay, thậm chí nó có thể bay rất thấp và linh hoạt như một máy bay, cùng với kích thước nhỏ gọn nên nó rất khó bị phát hiện bởi các radar mặt đất.
Tomahawk vẫn còn giữ được “phong độ” vì liên tục được cải tiến về mọi mặt từ phương thức dẫn đường đến hệ thống đạn dược, hệ thống kiểm soát, hệ thống động cơ
Từ khi ra mắt đến nay, các thành viên của “gia đình Tomahawk” không ngừng lớn mạnh, và đã phát triển thành 7 loại biến thể như tên lửa tấn công mặt đất mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa tấn công mặt đất đầu đạn thông thường, tên lửa chống hạm…
Ngoài ra, tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles còn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến như chống ngầm như phong tỏa rải mìn.
Chuyên gia quân sự Doãn Trác của Trung Quốc cho biết, tần suất hoạt động của tàu ngầm tấn công hạt nhân Mỹ ở Thái Bình Dương – đặc biệt là những vùng biển gần Trung Quốc tăng lên rõ rệt. Hiện tại, tàu ngầm tên lửa hạt nhân tên lửa của Trung Quốc đã đưa vào hoạt động trong quân đội nước này để đối phó với năng lực đe dọa hạt nhân của nước Mỹ.
Mỹ rất quan tâm đến điều này, do đó bình thường đã nghiên cứu quy luật hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Nhờ có thế mạnh tĩnh tâm và hành trình dài, tàu ngầm hạt nhân tấn công của quân đội Mỹ có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ trinh sát khi hoạt động ở các vùng biển gần Trung Quốc, đồng thời cũng đang chuẩn bị cho chiến lược tác chiến chống ngầm có thể xảy ra trong tương lai.
Phó viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch cho rằng, Mỹ nâng cao tần suất hoạt động của tàu ngầm hạt nhân tấn công tại khu vực Tây Thái Bình Dương là xu thế tất yếu. Hiện tại ba tàu ngầm hạt nhân loại lớn của Mỹ đều đang có mặt tại khu vực này.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ xuất hiện tại vùng biển gần Trung Quốc là để “dằn mặt” tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong thời gian qua. Mỹ sẽ cải tiến tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược thành tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình, mỗi tàu ngầm có thể mang theo hơn 150 tên lửa hành trình đối đất, khi xảy ra chiến tranh có thể phát động tấn công bất cứ lúc nào.
0 nhận xét:
Post a Comment