Chủ tịch nước chưa thực hiện quyền triệu tập Chính phủ ~ Tin Tức Hà Nội

Tuesday, March 22, 2016

Chủ tịch nước chưa thực hiện quyền triệu tập Chính phủ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, dù Hiến pháp và luật sửa đổi trao quyền lực hiệu quả, thực chất hơn cho Chủ tịch nước nhưng vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế.

Sáng 22/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội. Theo đó, Chủ tịch nước đã thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nhiệm vụ quyền hạn mà Hiến pháp và pháp luật quy định, cũng như các các nhiệm vụ được Bộ Chính trị và Ban Bí thư phân công.

Chủ tịch nước đã giới thiệu nhân sự, đề nghị Quốc hội bầu các chức vụ chủ chốt của Chính phủ, kiện toàn bộ máy. Trong nhiệm kỳ, cũng đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của Hiến pháp liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, đảm bảo thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Văn phòng Chủ tịch nước và các đơn vị.

Là đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước đã tham gia đầy đủ các kỳ họp của Quốc hội, thực hiện đúng quy định về tiếp xúc cử tri, kiểm điểm trước cử tri.

Người đứng đầu Nhà nước cũng quan tâm theo dõi nắm tình hình của cả nước, thường xuyên đi địa phương, làm việc với ban, bộ ngành, địa phương, các chuyên gia, cộng tác viên về các vấn đề nóng, dân sinh, bức xúc của đất nước, được nhân dân quan tâm.

Chủ tịch nước cũng quyết định đàm phán điều ước quốc tế nhân danh nhà nước, thận trọng, xem xét các văn bản ký kết quốc tế, nhất là các Hiệp định vay vốn ODA, yêu cầu Chính phủ quản lý vốn vay có hiệu quả, đúng pháp luật. Nghiên cứu tham mưu để Quốc hội, Thường vụ Quốc hội và các cơ quan giám sát vay nợ nước ngoài, sử dụng vốn vay và hiệu quả trả nợ và tính bền vững của nợ công, nợ quốc gia.

Đồng thời, Chủ tịch nước chỉ đạo các phong trào thi đua và chính sách khen thưởng, cơ bản khắc phục các yếu kém trong công tác này. Công tác cải cách tư pháp cũng được chỉ đạo sát sao.

Về an ninh – quốc phòng, Chủ tịch nước nêu rõ “trước tình hình thế giới và tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, Chủ tịch nước đã tham dự và có những ý kiến đóng góp quan trọng trong họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, họp của Hội đồng Quốc phòng, an ninh”.

Chủ tịch nước đã chăm lo củng cố quốc phòng và tiềm lực an ninh quốc gia, xây dựng lực lượng vũ trang, tăng cường các tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam Bộ.

Chủ tịch nước “có phần trách nhiệm với những yếu kém của đất nước hiện nay”. Ảnh: Quochoi.vn.

Việc sửa đổi Hiến pháp và các chính sách, pháp luật đã làm rõ, tạo điều kiện cho Chủ tịch nước thực hiện quyền lực hiệu quả, thực chất hơn.

Hơn nữa, Chủ tịch nước nhận được sự quan tâm của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban, bộ, ngành, địa phương và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được đảng, nhân dân giao phó. Văn phòng Chủ tịch nước có nhiều đổi mới, nâng chất lượng, hiệu quả công tác.

Trước Quốc hội, ông Sang cũng thẳng thắn thừa nhận, với vai trò là người đứng đầu nhà nước về đối nội và đối ngoại, Chủ tịch nước “có phần trách nhiệm với những yếu kém của đất nước hiện nay”.

Cụ thể, trong lĩnh vực tư pháp, vẫn còn hiện tượng xuống cấp trong đội ngũ cán bộ về phẩm chất chính trị, đạo đức, và yếu kém nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu, cán bộ còn nhũng nhiễu, tiêu cực.

Là người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng – An ninh, Chủ tịch nước thừa nhận “thực tế hoạt động của Hội đồng và việc thực hiện quyền hạn của Chủ tịch nước trong hội đồng còn những vướng mắc”.

Công tác kiểm tra giám sát, thực hiện vốn vay ODA còn chưa hiệu quả và hạn chế.

Hơn nữa, Chủ tịch nước “chưa thực hiện quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề mà Chủ tịch nước và nhân dân thấy cần thiết”, đã được quy định tại điều 90 của Hiến pháp.

“Dù Chủ tịch nước có nhiều cố gắng vẫn chưa đáp ứng đc hết yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của đất nước, kỳ vọng của dân và cử tri. Một số nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp và pháp luật quy định nhưng thiếu cơ chế, triển khai thực tế”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang báo cáo trước quốc hội.

Ông Sang đơn cử cơ chế hoạt động của Hội đồng Quốc phòng An ninh vẫn còn thiếu. Việc thực hiện nhiệm vụ thống lĩnh lực lượng công an nhân dân của Chủ tịch nước chưa cụ thể hóa trong luật chuyên ngành.

Cơ chế để Chủ tịch nước kiểm tra, tăng cường giám sát việc sử dụng ODA, quyết định danh mục ODA hàng năm và trung hạn cũng thiếu.

Chủ tịch nước cũng cho rằng cơ chế để Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề Chủ tịch nước và nhân dân quan tâm vẫn chưa rõ.

Ông Sang đề xuất thời gian tới cần tiếp tục kiến nghị hoàn thiện 1 số văn bản luật liên quan đến quyền hạn và nghĩa vụ của Chủ tịch nước; nghiên cứu và đề xuất cơ chế hoạt động của Hội đồng Quốc phòng – An ninh, cơ chế và quyền hạn của Thống lĩnh lực lượng công an nhân dân.

Chủ tịch nước cũng đề xuất Đảng, nhà nước xem xét rút ngắn thời gian tổng tuyển cử ngay sau Đại hội Đảng để thuận tiện trong kiện toàn bộ máy.

Thận trọng trong thăng quân hàm cấp tướng

Chủ tịch nước cho biết trong nhiệm kỳ đã chỉ đạo sát sao, kịp thời về phong quân hàm, nhất là cấp tướng. Thẩm tra, rà soát kỹ lưỡng, thận trọng các trường hợp này. Có 194 sĩ quan quân đội, 119 sĩ quan công an được phong cấp tướng trong nhiệm kỳ.

Chủ tịch nước đã đặc xá tha tù trước thời hạn gần 44.000 phạm nhân; xét và quyết định ân giảm án tử hình cho một số bị án.

1 48859 Chủ tịch nước chưa thực hiện quyền triệu tập Chính phủ

Nhân sự Nhà nước: “Toàn cái cũ không ai thích, toàn cái mới cũng lo!”

“Ai cũng mong muốn có sự kế thừa. Nếu chỉ toàn cái cũ sẽ không ai thích mà toàn cái mới cũng lo. Tôi cho kế thừa ở đây là con người” – ĐBQH Dương Trung Quốc nhìn nhận về công tác quyết định nhân sự lãnh đạo Nhà…
q8o9uVn4 Chủ tịch nước chưa thực hiện quyền triệu tập Chính phủ

Lãnh đạo Đà Nẵng đã có một quyết định rất tiến bộ

 Việc các lãnh đạo của Đà Nẵng không tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa tới, tôi cho rằng đó là một quyết định rất tiến bộ, trách nhiệm với nhân dân Đà Nẵng và xã hội. PGS.TS Đỗ Văn Đại – Ảnh: Hoàng…

0 nhận xét:

Post a Comment